Tổng tiền:
0đ
Tác giả 11bilingo Tiếng anh online 1 kèm 1
Ngày đăng 25/ 11/ 2021
Bình luận 0 Bình luận
Vì sao ta thấy mình như một người khác khi nói ngoại ngữ?(Do you feel like another person when speaking in foreign languages?)
Có một số học viên của Bilingo tiếng anh online 1 kèm 1 nói là khi bạn ấy nói tiếng anh bạn ấy cảm giác như bạn ấy là một người khác. Cám giác như là khi dùng một ngôn ngữ khác, một nhân cách mới của bạn sẽ “lộ diện”? . Hãy cùng Bilingo tiếng anh onlien 1 kèm 1 xem các nhà nghiên cứu đã đưa ra lý giải cho những yếu tố tác động và hình thành nên “nhân cách thứ 2” trong bạn khi nói ngoại ngữ như thế nào nhé.
Đó là:
1. Ý thức về bản thân
Hay còn gọi là bản ngã, là một hình ảnh mà bạn mang theo trong tâm trí để định nghĩa bạn là ai. Cách bạn nghĩ người khác đang đánh giá thế nào về mình cũng ảnh hưởng đến ý thức của bạn về bản thân.
Khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, bạn thể hiện sự tự tin và hướng ngoại, vì bạn tin rằng người khác đang lắng nghe và tôn trọng những lời nói lưu loát của bạn. Nhưng khi phải nói bằng thứ tiếng không thường dùng, vô hình chung bạn sẽ có đôi chút rụt rè vì lo sợ người khác soi xét lỗi sai bạn mắc phải.
2. Môi trường nơi ta được học về ngôn ngữ đó
Những tác động ngoại cảnh như lớp học, phương pháp giảng dạy, cách thức tiếp thu hay đặc thù về văn hóa sẽ khiến ta sử dụng ngôn ngữ với thái độ khác biệt.
Nếu bạn được học tiếng Hàn ngay tại đất nước Hàn Quốc, những ấn tượng về con người và văn hóa tại đây sẽ ảnh hưởng đến cách bạn dùng tiếng Hàn. Còn nếu được học tiếng Hàn trong một lớp học Việt Nam, cùng kiến thức ngôn ngữ đó nhưng bạn còn bị ảnh hưởng bởi cái nhìn chủ quan của giáo viên – dù đúng hay sai – đối với văn hóa Hàn Quốc, nên ý thức bản thân của bạn khi dùng tiếng Hàn chắc chắn có sự khác biệt.
3. Ngữ pháp
Quy luật ngữ pháp của một ngôn ngữ có thể dẫn đến những ràng buộc trong ý tứ và câu từ của người nói. Đơn cử như trong tiếng Anh, ngữ pháp cho phép người nói đặt đúng chỗ trình tự xảy ra của sự kiện, như câu: “I was coming to her house and I saw a dog” sẽ có sự khác biệt với câu “I came to her house and I saw a dog”.
Ngữ pháp tiếng Đức không có đặc điểm này, và kết quả là người nói tiếng Đức luôn phải rạch ròi các thời điểm mở đầu – diễn biến – kết thúc khi tường thuật một sự kiện, trong khi người dùng tiếng Anh có xu hướng lược bỏ phần kết và tập trung vào chi tiết các diễn biến.
Có thể nói, việc học ngoại ngữ giúp đời sống nội tâm thêm phong phú, và nói ngoại ngữ không hề biến bạn thành một con người khác, nó chỉ giúp một khía cạnh mới trong tính cách của bạn được tỏa sáng mà thôi.
—————————————